Tất cả vì một cộng đồng khỏe mạnh

Giải đáp nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt

Bên cạnh những tháng có chu kỳ kinh nguyệt đầy đặn thì chị em có thể sẽ gặp những triệu chứng của kinh nguyệt không đều. Chậm kinh nguyệt cũng nằm trong những hiện tượng bất thường đó. Có rất nhiều nguyên nhân chậm kinh ở phụ nữ, bao gồm do thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cho đến những yếu tố khách quan như mắc bệnh phụ khoa… Tuy đây là một hiện tượng khá phổ biến nhưng nếu không nắm được nguyên nhân do đâu để phòng tránh và chữa trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến nhiều ảnh hưởng về sau.

Chậm kinh nguyệt là gì?

Chậm kinh nguyệt

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt đến chậm hơn so với chu kỳ tháng trước vài ngày, vài tuần, thậm chí có trường hợp lên tới vài tháng.

Chậm kinh nguyệt là một trong những triệu chứng của kinh nguyệt không đều, khá phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi dậy thì, sinh sản và tiền mãn kinh.

Một chu kỳ kinh nguyệt sẽ được tính từ ngày bắt đầu hành kinh (ngày ra máu) cho đến ngày trước khi xuất hiện đợt kinh nguyệt tiếp theo. Thông thường, mỗi chu kỳ kinh nguyệt ở người trưởng thành dao động trong khoảng 28 – 32 ngày. Nếu sau khoảng thời gian 32 ngày mà bạn chưa thấy có hiện tượng “đèn đỏ” thì chứng tỏ bạn đang gặp tình trạng chậm kinh.

Nguyên nhân gây chậm kinh nguyệt

Chậm kinh 5 ngày

Hiện tượng này rất phổ biến, đa phần các bạn gái đều đã từng gặp phải, nguyên nhân có thể do:

- Tính nhầm ngày: Bình thường một chu kỳ kéo dài từ 28-30 ngày nhưng không phải ai cũng giống ai đâu nhé! Thỉnh thoảng, ngày đèn đỏ cũng bị chậm do thay đổi lịch sinh hoạt hoặc chế độ ăn uống không điều độ cũng dẫn tới chậm kinh 5 ngày.

- Do tác dụng của thuốc: Có những loại thuốc điều trị bệnh gây ra tác dụng phụ, là nguyên nhân khiến bạn bị chậm kinh nguyệt. Đặc biệt việc lạm dụng thuốc tránh thai bởi thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng bằng cách duy trì các hormone kích thích tố.

- Stress, căng thẳng kéo dài là nguyên nhân của chậm kinh. Học hành, thi cử kéo dài, áp lực công việc, thức khuya dậy sớm cũng là nguyên nhân khiến ngày nguyệt san đến chậm hơn.

Chậm kinh 10 ngày

Theo các bác sĩ sản khoa, nếu trễ kinh 10 ngày trở lên, đã từng quan hệ tình dục, bạn cần mua que thử thai ngay lập tức. Tuy nhiên, xác xuất thử que lúc này cũng chỉ đạt hiệu quả khoảng 90-95%. Bạn nên thử máu hoặc nước tiểu vì chỉ như thế mới có kết quả chính xác.
Nếu ngoại trừ nguyên nhân mang thai, thì nguyên nhân chậm kinh kéo dài cũng có thể do bạn đang mắc một căn bệnh nặng nào đó hoặc điều trị thuốc ở nồng độ cao. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài có thể là nhiều tháng liên tiếp, bạn cũng trễ 8-10 ngày hoặc hơn mới là đáng ngại. Còn nếu lâu lâu bạn mới trễ kinh nhiều ngày thì cũng đừng quá lo lắng nhé các cô gái!

Chậm kinh 1 tháng

chậm kinh 1 tháng có sao không

- Do tâm lý: Cũng như trễ kinh 5 ngày, khi tâm lý có những ảnh hưởng bất thường như mệt mỏi, suy nghĩ quá nhiều, căng thẳng trong công việc và gia đình, stress... sẽ khiến cho có sự bất thường về kinh nguyệt. Nguyên nhân này dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt bị "trễ hẹn" trong khoảng thời gian dài.

- Chậm kinh do bệnh lý

Một số bệnh lý về cơ quan sinh dục cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng trễ kinh 1 tháng mà nhiều chị em vẫn thường gặp phải.

- Bệnh về tử cung, cổ tử cung

Các hiện tượng bệnh lý gây ra hiện tượng rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh tạm thời như: dính buồng tử cung, dị hình tử cung, phì đại cổ tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến, polyp tử cung, u xơ tử cung …

Một số hiện tượng khác tại ống dẫn trứng khiến trứng rụng không được phóng noãn như tắc ống dẫn trứng cũng có thể gây trễ kinh nguyệt.

- Mang thai

Bạn đã có quan hệ tình dục vào tháng trước. Mặc dù thời điểm quan hệ được bạn cho là an toàn nhưng trên thực tế không có ngày nào là an toàn tuyệt đối cả. Do vậy bạn hoàn toàn có khả năng bị mang thai. Bạn đã dùng que thử thai nhưng không loại trừ trường hợp que thử thai cho kết quả sai, vì vậy để chắc chắn hơn bạn có thể mua thêm một que thử thai để thử.

Cần làm gì khi chậm kinh?

Chậm kinh thường không có gì đáng lo ngại nếu nguyên nhân là do thay đổi nội tiết tố, tâm lý, thể trạng...
Trong trường hợp này, chị em chỉ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, thục hiện nghỉ ngơi họp lý, khoa học...
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, khô ráo, không thụt rửa âm đạo, không sử dụng dụng dịch vệ sinh có độ pH cao.
Nếu thấy hiện tượng chậm kinh này kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường khác, chị em cần lập tức tới các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn, thăm khám và điều trị.
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét