Tất cả vì một cộng đồng khỏe mạnh

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt là gì? Các kiến thức liên quan

Chắc hẳn những cơn đau bụng kinh mỗi khi tới kỳ nguyệt san đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với chị em phụ nữ. Tùy theo cơ địa từng người mà mức độ đau khác nhau, có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội, mệt mỏi. Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em mà đó còn là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe sinh sản.

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Đau bụng kinh bao gồm hai loại

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường xảy ra ở bạn gái mới bắt đầu có kinh nguyệt, kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm.
- Đau bụng kinh thứ phát: Xảy ra sau giai đoạn đau bụng kinh nguyên phát, thường gây ra nhiều khó chịu cho chị em.

Mức độ đau bụng kinh

- Đau bụng kinh ở mức độ nhẹ: Cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới kèm theo chứng đầy bụng, căng ngực…
- Mức độ trung bình: Ngoài cảm giác đau bụng, đau thắt lưng, chị em còn có một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, tay chân bủn rủn, lạnh dần.
- Mức độ nặng: Đau bụng, nôn mửa, tụt huyết áp, choáng thậm chí là ngất xỉu...

Nguyên nhân đau bụng kinh

Cổ tử cung co thắt quá mạnh: Nguyên nhân có thể là do cổ tử cung chít hẹp hoặc lệch vị trị, khiến máu kinh lưu thông chậm. Do đó, nó phải co thắt mạnh thì mới đẩy được máu kinh ra ngoài.

Do tâm lý: trong những ngày này, tâm lý stress, căng thẳng có thể khiến cho sự co bóp tử cung bị áp lực khiến kinh nguyệt khó lưu thông nên dẫn đến chướng bụng và đau bụng âm ỉ, dữ dội.

Do chế độ ăn uống không hợp lý: việc sử dụng các loại thức ăn lạnh như kem, nước đá, hay những loại thức ăn khó tiêu, quá chua hay quá cay đều có thể làm đầy bụng, dẫn đến đau bụng. Ngoài ra việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... trong những ngày kinh nguyệt cũng khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt, gây rong kinh và đau bụng dữ dội.

Do nhiễm lạnh: Trong khoảng thời gian kinh nguyệt đến, nhiệt độ cơ thể người thay đổi lúc nóng, lúc lạnh nếu để cơ thể nhiễm lạnh cũng sẽ khiến hiện tượng đau bụng thêm nặng nề hơn.

Do một số loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm tử cung – buồng trứng... cũng có thể là nguyên nhân dau bung kinh nguyet.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì

Đau bụng kinh ở độ tuổi dậy thì hay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì cũng không cần lo lắng bởi tình trạng này chỉ là do nội tiết tố chưa ổn định, khi ổn định là tình trạng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội và kéo dài, thậm chí kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì chị em cần chú ý bởi lúc này tình trạng đau bụng kinh có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống cũng như có thể biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của chị em phụ nữ.

Đau bụng kinh kéo dài cũng có thể gây ra các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung... Nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn.

Làm sao để giảm đau bụng kinh?

  • Uống nước gừng: Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể thái gừng thành các lát mỏng hòa cùng nước ấm để uống.
  • Nhai lá trầu với một vài hạt muối tinh thể cũng có ích trong giảm khi bị bệnh đau bụng có kinh
  • Nước chanh leo: Các chị em có thể pha 2 gam chanh leo với một cốc nước nóng để nguội và uống.
  • Xoa dầu nóng giúp sưởi ấm vùng bụng máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng kinh.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
Tốt nhất, chị em khi thấy tình trạng đau bụng kinh dữ dội, kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm để kiểm tra, chẩn đoán cũng như tìm hướng điều trị kịp thời, phù hợp.
>> Kinh nguyệt không đều là gì?

Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét