Táo bón (bón) là bệnh gì?
Táo bón là bệnh thường xảy ra ở cả người trưởng thành và trẻ
em. Các trường hợp táo bón nhẹ thông thường là hậu quả của chế độ ăn ít rau hoặc
chất xơ, uống ít nước và không có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Chế độ sinh hoạt
cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh, nếu như bạn có nhu cầu đi tiêu mà thời điểm
không thuận tiện, có nghĩa là bạn nhịn tiêu để chờ một dịp khác thì phân tồn đọng
trong trực tràng bị thẩm thấu hết nước trở nên khô và cứng. Vì thế, lần đi tiêu
sau sẽ rất khó khăn và bạn mắc táo bón.
Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó và
khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói
quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen
này. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần.
không nên xem thường táo bón, vì độc chất tích lũy trong
khung ruột là đòn bẩy cho nhiều căn bệnh từ thông thường như nhức đầu, mệt mỏi,
dị ứng bước qua nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn, trĩ, thậm chí ung thư ruột
già.
Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo
bón mãn tính sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh
khác.
Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh
ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh
nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực
tràng.
Nguyên nhân gây táo bón
Nguyên nhân gây ra táo bón thường rất rõ ràng bởi khi bạn có
chế độ ăn uống, sinh hoạt thay đổi, ít chất xơ thì lập tức bạn có thể bị táo
bón chỉ sau một vài ngày. Vậy chế độ đấy cụ thể như thế nào?
Các nghiên cứu chỉ ra rằng một chế độ ăn uống không lành mạnh
và thiếu tập thể dục có thể nhanh chóng dẫn đến táo bón ở một người.
- Ngồi trong một thời gian dài: Những người có công việc đòi hỏi họ phải ngồi một chỗ trong nhiều giờ rất dễ bị táo bón. Điều này là bởi vì khi một người ngồi quá lâu, tỷ lệ trao đổi chất, hệ tuần hoàn máu của cơ thể trở nên chậm hơn, từ đó làm chậm quá trinh đi tiêu, do đó gây táo bón.
- Ăn nhiều sữa: Khi một người dùng các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa,... với số lượng quá lớn, thường xuyên, nó cũng có thể gây ra táo bón, vì các sản phẩm sữa này có thể kích thích sản xuất khí dư thừa trong dạ dày và làm cứng phân trong ruột, trong khi chúng trải qua quá trình lên men trong dạ dày, trong quá trình tiêu hóa.
- Sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng: Thuốc nhuận tràng là thuốc dùng để làm mềm phân và giúp phân dễ dàng di chuyển. Khi một người dùng thuốc nhuận tràng quá thường xuyên, nó có thể dẫn đến sự phụ thuộc và làm giảm chức năng ruột. Điều này làm cho phân trở nên cứng hơn và gây táo bón.
- Dùng một số loại thuốc nhất định: Khi một người đã uống một số loại thuốc thường xuyên, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc hạ huyết áp, thuốc vitamin... chúng có thể làm cho ruột bị khô, khiến cho phân bị cứng lại và dẫn đến táo bón
- Do suy nhược thần kinh: suy nhược thần kinh làm giảm trương lực cơ, giảm nhu động ruột hoặc do rối loạn tâm thần dẫn đến mất phản xạ đại tiện gây nên.
- Nhịn đi vệ sinh: Khi bạn đang quá bận rộn với công việc hay vì một nguyên nhân nào đó, bạn không thể vào toilet ngay được mà phải nhịn cảm giác muốn đi vệ sinh. Thường xuyên trong tình trạng này sẽ gây ra tình trạng táo bón và khiến táo bón ngày càng nặng thêm.
>>> Cảnh báo tính trạng đi ngoài ra máu tươi
>>> 12 mẹo chữa táo bón ngay tại nhà
Cách chữa táo bón thế nào để đạt hiệu quả cao nhất
Đặc biệt, không được quá lạm dụng việc sử dụng thuốc xổ bởi
tác hại của việc dùng thuốc xổ quá thường xuyên chính là nguyên nhân dẫn đến
thương tổn niêm mạc đồng thời thất thoát kali, là khoáng tố cần thiết cho hoạt
động của cơ tim. Cho nên cũng không lạ gì nếu người dùng thuốc xổ quá mạnh dễ
rơi vào tình trạng lả người.
Vậy thì chữa táo bón như thế nào cho hợp lý?
Tại sao không lưu ý đến một số biện pháp vừa đơn giản, dễ áp
dụng, an toàn mà vẫn hiệu quả thay vì mới bị táo bón là đã chộp ngay thuốc xổ.
Xin mách nước cụ thể của những biện pháp đó là:
Vận động tối thiểu hai lần trong ngày, mỗi lần 15 phút bằng
cách nằm ngửa và co chân đạp xe tưởng tượng.
- Xoa bóp vùng bụng dưới và nhất là dọc hai bên xương cùn đến ngang eo lưng sau mỗi bữa ăn.
- Trong uống ngoài thoa với ly lớn nước lạnh uống buổi sáng lúc bụng còn đói và túi nước nóng chườm bụng buổi tối.
- Dùng hoạt chất thiên nhiên như nước ép nha đam, dầu ô-liu với vài giọt chanh sau bữa ăn chiều.
- Chú trọng chế độ dinh dưỡng cung cấp vi sinh đường ruột như dùng sữa chua có thêm dầu mè, điều chỉnh nhu động đường ruột bằng cách ăn mận, ăn táo trước khi đi ngủ...
- Nước chanh: Axit xitric trong nước chanh hoạt động như một chất kích thích cho hệ tiêu hóa của bạn và có thể tẩy chất độc ra khỏi cơ thể giúp giảm táo bón. Uống một cốc nước chanh tươi mỗi buổi sáng, hoặc thêm chanh vào trà là một phương thuốc tự nhiên để chữa táo bón và cải thiện tiêu hóa lâu dài.
- Ăn nhiều thực phẩm giúp hệ tiêu hóa hoạt động động tốt hơn: như rau muống, rau dền , rau lang, khoai lang, củ cải đỏ, cải ngọt, …
- Uống nhiều nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Cung cấp đủ nước giúp hệ bài tiết, tiêu hóa hoạt động tốt hơn, phân mềm hơn, dễ đào thải ra ngoài.
- Nước chanh: Axit xitric trong nước chanh hoạt động như một chất kích thích cho hệ tiêu hóa của bạn và có thể tẩy chất độc ra khỏi cơ thể giúp giảm táo bón. Uống một cốc nước chanh tươi mỗi buổi sáng, hoặc thêm chanh vào trà là một phương thuốc tự nhiên để chữa táo bón và cải thiện tiêu hóa lâu dài.
Trên đây là một số thông tin giúp người bệnh phòng và điều trị táo bón hiệu quả nhất. Nếu còn bất
kỳ thắc mắc bào, có thể gọi điện trực tiếp qua sđt: 0365 115 116 - 0365 116 117
để được tư vấn và điều trị miễn phí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét