Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Những cách khắc phục nứt kẽ hậu môn hiệu quả


Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở đối tượng hay bị táo bón, có phân cứng. Tình trạng này có thể gây nhầm lẫn với bệnh trĩ bởi chúng đều có những biểu hiện gần giống nhau. Thông thường thì tình trạng này sẽ kéo dài vài ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì tình trạng này cần sự can thiệp của bác sĩ mới có thể bình phục. Vậy khi nào bệnh có thể tự khỏi? Khi nào cần can thiệp của bác sĩ? Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh nứt hậu môn?

Tất cả mọi người thuộc mọi độ tuổi đều có thể bị nứt kẽ hậu môn. Thông thường, Nguyên nhân chính gây nứt kẽ hậu môn là do táo bón. Tuy nhiên, trên thực tế và nghiên cứu lâm sàn, có nhiều nguyên nhân khác nhau cũng gây ra nứt kẽ hậu môn ngoài táo bón. Đó là:
  • Táo bón: Khi bị táo bón, phân sẽ cứng và lớn hơn bình thường. Vì thế, khi đi qua hậu môn, phân sẽ cọ sát vào thành hậu môn gây rách, nứt kẽ hậu môn.
  • Tiêu chảy mãn tính: Tiêu chảy diễn ra liên tục khiên các cơ xung quanh hậu môn hoạt động co dãn liên tục gây ra tình trạng cơ hậu môn bị suy yếu, dễ tổn thương và có thể rách, nứt ở thành hậu môn.
  • Viêm vùng hậu môn trực tràng: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài dẫn tới hậu môn dễ bị tổn thương. Chỉ cần một tác động nhẹ cũng có thể khiến hậu môn bị tổn thương, chảy máu.
  • Việc sinh đẻ gây ra chấn thương ống hậu môn: Trong quá trình sinh thường, thai phụ thương phải dùng sức rặn thai nhi ra. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng tới hậu môn gây tổn thương ở hậu môn.
  • Quan hệ qua hậu môn: khác với âm đạo, khi quan hệ, hậu môn không thể co dãn hay tiết dịch bôi trơn. Điều này đông nghĩa với việc hậu môn dễ bị tổn thương khi quan hệ, cụ thể là rách hậu môn. Đây chính là lý do làm nứt kẽ hậu môn. Trường hợp này thường gặp ở những người có quan hệ tình dục đồng tính nam nhiều hơn.
  • Bệnh Crohn: Bệnh Crohn gây ra viêm màng của đường tiêu hóa, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy thậm chí là bị giảm cân nghiêm trọng. Triệu chứng tiêu chảy cũng gây mất nhiều thời gian và sức rặn khi đi đại tiện. Từ đó, hậu môn bị tổn thương và viêm nhiễm, hình thành nứt kẽ hậu môn.
Trong một số trường hợp hiếm, bệnh có thể phát triển do:
Lưu lượng máu giảm ở vùng hậu môn trực tràng
Ung thư trực tràng
HIV, Lao, Giang mai, Herpes
Hệ quả của phẫu thuật điều trị các bệnh vùng hậu môn – trực tràng
Khi thực hiện các tiểu phẫu điều trị các bệnh hậu môn như: cắt búi trĩ, thắt búi trĩ, chích xơ búi trĩ,... cần phải mở rộng hậu môn để thực hiện. Do đó, có thể gây ra nứt kẽ hậu môn.

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh nứt hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn có các triệu chứng rất rõ rệt và thông thường, người bệnh sẽ nhận thấy ngay mình bị nứt kẽ hậu môn hay không qua các triệu chứng này:  
  • Chảy máu khi đi cầu: máu đỏ dính trên giấy vệ sinh sau khi đi tiêu  hoặc một vài giọt trên bồn cầu.
  • Máu có màu đỏ tươi tách biệt với phân
  • Đau, buốt trong khi đi tiêu
  • Đau sau khi đi tiêu có thể kéo dài đến vài giờ
  • Ngứa hoặc kích thích xung quanh hậu môn
  • Nứt da xung quanh hậu môn
>>> Bị nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?
>>> Bị nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?
>>> Đi ngoài ra máu: dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Cách chữa nứt kẽ hậu môn

Chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà

Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị tại nhà trong trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ :
Bôi một trong những thảo dược tự nhiên có tính sát trùng, bôi trơn lên thành hậu môn như: Dầu dừa, dầu oliu, gel nha đam,...
Ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi có tác dụng nhuận tràng, chống táo bón và giảm áp lực lên thành hậu môn. Loại trừ được hiện tượng táo bón là loại trừ được yếu tố nguy cơ hàng đầu làm cho bệnh tiến triển.
Uống đủ nước: Nước có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Lượng nước mà các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo đến bệnh nhân là từ 2 lít mỗi ngày.
Ngâm hậu môn hàng ngày bằng nước ấm pha muối có tác dụng sát trùng và giảm sưng đau hậu môn.
Vệ sinh sạch sẽ khu vực hậu môn hàng ngày, đặc biệt trước và sau khi đi vệ sinh, sau đó lau khô bằng khăn mềm để không làm khu vực hậu môn thêm tổn thương.
Bệnh nhân chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát tránh quần bó sát tác động đến các vết thương.

Điều trị ngoại khoa

Khi tình trạng nứt kẽ hậu môn kéo dài không có dấu hiệu khỏi. Đặc biệt là tình trạng càng ngày càng ngày càng nặng, máu chảy ra nhiều thì nguwoif bệnh cần tới các cơ sở y tế uy tín để điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.      
Nong hậu môn: làm giảm đau mất vòng luẩn quẩn bệnh lý.
Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại: Lấy đi nốt loét và tổ chức xung quanh viêm xơ theo hình chiếc vợt hoặc bầu dục.
Mở cơ thắt trong thường rạch 2/3 cơ thắt trong ở điểm 6 giờ hoặc rạch ở bên điểm 3 - 9 giờ (tư thế sản khoa). Rạch da dài 1cm xác định sợi cơ thắt cắt bằng kéo hoặc dao điện sâu, khi cắt xong khâu lại da niêm mạc. Có thể rạch cả bó nông cơ thắt ngoài.
Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong.
Cắt mở cơ thắt trong bằng hoá chất: sử dụng thuốc gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự liền.
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng rất phổ biến gây khó chịu cho người bệnh. Để phòng tránh tình trạng này sảy ra, người bệnh cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên. Từ đó không những phòng tránh được nứt kẽ hậu môn mà còn giúp cơ thể khỏe hơn, sức đề kháng tăng cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét