Bệnh trĩ ngoại hình thành ngoài đường lược vùng hậu môn. Đây là một trong 3 dạng
chính của bệnh trĩ. Bệnh hình thành do các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng
lên do căng dãn quá mức. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra
nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý, cuộc sống của người
bệnh. Vậy làm sao đển nhận biết và điều trị bệnh sớm. Nguyên nhân nào gây ra
bệnh?
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại tại nhà
Để
nhận biết bệnh trĩ, người bệnh dựa vào những dấu hiệu dưới đây:
Đi cầu ra máu
Đi
ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại, búi trĩ chỉ chảymáu khi đi đại tiện. Dấu hiệu thường là đi tiêu máu đỏ tươi, máu thường ra sau
phân và không lẫn với phân. Mức độ ra máu có thể thay đổi, từ thấm chút ít máu
ở giấy vệ sinh, máu nhỏ giọt cho đến máu phun thành tia.
Một
số trường hợp bệnh nhân trĩ ngoại thiếu máu nặng do chảy máu dẫn đến da xanh
hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Thiếu máu nặng có thể làm bệnh
nhân hạn chế gắng sức, nhanh mệt, tụt huyết áp.
Sa búi trĩ ngoại
Sa
búi trĩ ngoại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bị
bệnh trĩ, đặc biệt khi búi trĩ sa nhiều. Bệnh nhân không thể đi lại nhiều,
không thể làm việc nặng và mất thời gian chờ búi trĩ co lên sau khi đi đại
tiện. Bệnh bị trĩ ngoại có thể đau do phù nề, lở loét vì nhiễm khuẩn ở búi trĩ
sa.
Đau rát
Bệnh
trĩ ngoại gây đau khi đã xảy ra một số biến chứng như tắc mạch, huyết khối,
hoặc do co thắt cơ, hoặc có nứt hậu môn kèm trĩ. Khi tắc mạch cấp tính, người
bị trĩ ngoại rất đau, không dám ngồi thẳng trên ghế mà chỉ ngồi bằng một bên
mông. Nếu tắc mạch lâu ngày có thể cảm nhận được một điểm đau, luôn có cảm giác
chói chói, cộm cộm.
Phân loại cấp độ bệnh trĩ ngoại
Cũng
tương như như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được phân thành 4 loại cấp độ
dựa vào các hiểu hiện nặng nhẹ khác nhau:
Bệnh
trĩ ngoại độ 1
Đối
với những người bị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 thì búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài ống
hậu môn khiến người bệnh có cảm giác cộm hơi khó chịu.
Bệnh
trĩ ngoại độ 2
Ở
giai đoạn cấp độ 2 búi trĩ đã phát triển kéo dài hơn ở ngoài hậu môn, xuất hiện
dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện, cảm thấy ngứa phần hậu môn, nhất là sau khi
đại tiện.
Bệnh
trĩ ngoại độ 3
Bệnh
cấp độ 3 là trong giai đoạn bệnh phát triển nặng và rất dễ phát hiện: đau rát
và ngứa hậu môn cảm giác khó chịu. Chảy máu nhiều hơn khi đại tiện, búi trĩ lớn
hơn và sa ra ngoài hậu môn khó dùng tay đẩy vào được.
Bệnh
trĩ ngoại độ 4
Đây
là cấp độ cuối của bệnh trĩ ngoại khi mà búi trĩ của người bệnh bắt đầu viêm
nhiễm gây cảm giác đau ngứa và ẩm ướt.
Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại
Cũng như bệnh trĩ nói chung, bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại:
-Thói quen đứng quá lâu hay ngồi quá nhiều. Việc duy trì các tư thế đứng hay ngồi quá lâu làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
– Do phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện, làm tăng áp lực hậu môn, gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ngoại.
– Tăng áp lực trong khoang bụng làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn. Một số bệnh làm tăng áp lực khoang bụng như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim.
– Do mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều.
– Do có khối u ở khu vực hậu môn trực tràng và tiểu khung. Khối u làm cản trở lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây nên bệnh trĩ ngoại.
– Bệnh trĩ ngoại cũng thường xuất hiện ở phụ nữ có thai các tháng cuối, bệnh ung thư trực tràng… do máu bị chèn ép và cản trở lưu thông trong lòng mạch, làm cho các búi trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.
Điều trị trĩ ngoại tại nhà
Có
khá nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả, thường dành cho
những người mới bị bệnh trị ngoại, dưới đây là các phương pháp hiệu quả tại
nhà:
Khoai lang
Khoai
lang có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng. Người bệnh trĩ nên ăn thêm khoai
lang vào các bữa ăn phụ để hạn chế tình trạng táo bón.
Rau diếp cá chữa bệnh trĩ
Rau
diếp cá có tính mát là một loại lá hỗ trợ điều trị trĩ ngoại tại nhà rất hiệu
quả.
Bệnh
nhân trĩ ngoại có thể xay lá thành nước uống hoặc ăn trực tiếp rau hàng ngày.
Bệnh
nhân trĩ ngoại khi thấy ra máu có thể sử dụng lá diếp cá tươi giã lấy nước
uống để cầm máu.
Nghệ
Tinh
chất curcumin là hoạt chất sinh học có trong nghệ có khả năng chống viêm, nhanh
làm lành vết thương. Ngoài ra, việc sử dụng nghệ còn có lợi cho việc tiêu hóa,
làm đẹp da, chống lão hóa, tái tạo da…
Trái đu đủ
Trái
đu đủ là một loại thực phẩm rất tốt, cần bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng của
bệnh nhân trĩ ngoại.
Trái cây và rau xanh
Trái
cây và rau xanh là những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Với những bệnh
nhân trĩ, chất xơ đống vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm
chứng táo bón.
Bổ sung chất xơ hằng ngày là điều quan trọng nhất giúp phòng tránh và điều trị bệnh trĩ.
Phòng tránh bệnh trĩ ngoại
Để
phòng ngừa bệnh trĩ ngoại thì chúng ta có thể áp dụng các phương pháp dưới đây
không những phòng bệnh trĩ ngoại mà còn tốt cho sức khoẻ của bạn:
- Tập thể dụng vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa phòng tránh bệnh trĩ ngoại.
- Hình thành thói quen đại tiện đều đặn theo một khung giờ nhất định mỗi ngày.
- Uống nhiều nước, tối thiểu nên uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, đồ uống có chất kích thích.
- Tăng lượng rau xanh, trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
- Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để giảm bớt căng thẳng.
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ mà người bệnh có thể tham khảo để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ngoại ngay tại nhà. Nếu bệnh trĩ ngoại đã ở cấp độ nặng thì người bệnh cần đến nay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0365 115 116 - 0365 116 117 để được các bác sĩ phòng khám đa khoa thái Hà tư vấn trực tiếp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét