Chắc hẳn ai cũng biết bệnh lòi dom là gì bởi đây
là căn bệnh khá phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt của
người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì? Làm cách nào để điều trị
bệnh hiệu quả.
Lòi dom là bệnh gì – có nguy hiểm không?
Bệnh lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ, là hiện tượng bị sa một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng
ra ngoài hậu môn.
Hiện tượng sa trực
tràng chính là hệ lụy của bệnh trĩ ở giai đoạn muộn, khi các búi
trĩ bị sa ra kèm theo hiện tượng viêm nhiễm, sa nghẹt hậu môn. Bệnh sẽ
trở nên nặng hơn khi người bệnh cố rặn, nhịn, vận động mạnh.
Lòi dom là gì? Hiểu một cách đơn giản,
dom là chỗ sưng đau đớn, khi các búi trĩ hoặc các cấu trúc khu vực hậu
môn bị sưng lên. Búi dom có thể có kích thước khác nhau ở bên trong
hoặc ngoài hậu môn.
Thông thường, các búi dom bên trong lớn
khoảng 2-4cm ở lỗ hậu môn. Búi dom bên ngoài xuất hiện trên các cạnh
bên ngoài của hậu môn.
Bệnh lòi dom có thể gặp ở bất kỳ ai,
chủ yếu gặp ở những người bị trĩ, bị táo bón kinh niên, những
người hay ngồi hoặc đứng quá nhiều và phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lòi dom
là do:
Táo bón
Người bị táo bón lâu ngày thường gặp khó khăn khi đi
cầu, họ phải cố gắng hết sức để đẩy phân ra bên ngoài. Tình trạng này kéo
dài sẽ làm cho khu vực trực tràng bị tổn thương, đường máu dễ bị nở to dẫn đến
hình thành búi dom.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Việc ăn ít rau, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực
phẩm cay nóng, đồ uống có cồn và các chất kích thích... là nguyên nhân gây ra
các bệnh về đường ruột, làm cản trở quá trình đại tiện.
Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ
Nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… là những
người hay gặp phải bệnh lòi dom do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi
lâu một chỗ.
Bệnh lòi dom không chỉ gây ảnh hưởng đến
cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy
đau đớn, khó chịu và có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nặng
nề.
Dấu hiệu nhận biết bệnh lòi dom
Biểu hiện lòi dom ở giai đoạn đầu: Búi dom bị sa ra ngoài và có thể tự co lại
được khi người bệnh đi đại tiện có kèm theo hiện tượng đi ngoài ra máu, máu có
khi thành giọt hay phun thành tia.
Biểu hiện lòi dom ở giai đoạn muộn: Búi dom thường xuyên bị sa ra ngoài, không thể
co lên được ngay cả khi có sự tác động của ngoại lực. Lúc này người bệnh sẽ có
cảm giác nặng nề, căng tức và đau đớn ở khu vực hậu môn trực tràng khiến họ vô
cùng khó chịu và bức bí, nhất là khi phải đi đại tiện, di chuyển và vận động.
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau rát hậu
môn, ngứa ngáy và có cảm giác cộm ở hậu môn, lúc nào cũng có cảm giác muốn đi
đại tiện, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt… nguy cơ nhiễm trùng máu và biến
chứng thành ung thư rất cao.
Lòi dom có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, lòi dom là căn bệnh
thuộc khu vực hậu môn, khi mới có dấu hiệu chỉ gây cho người bệnh
cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời sẽ
làm cho các búi dom lớn và sa hẳn ra ngoài hậu môn. Lúc này, các
búi dom sẽ gây tắc nghẹt hậu môn, sưng to hơn, gây đau đớn. Từ đó dẫn
tới tình trạng viêm nhiễm, nặng hơn là gây nhiễm khuẩn máu
Cách điều trị bệnh lòi dom
Bệnh lòi dom rất dễ
bị tái phát do đó việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là điều vô
cùng quan trọng. Khi bệnh còn ở giai đoạn sớm thì có thể chữa bằng các thảo
dược từ thiên nhiên hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, liều lượng, loại thuốc còn
phải phụ thuộc vào tình trạng bệnh nên
việc đến các cơ sở y tế khám bệnh là vô cùng cần thiết.
Ở giai đoạn muộn thì
việc áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc thường sẽ không mang lại
hiệu quả, do đó bệnh lòi dom ở giai đoạn muộn thông thường được chỉ định phẫu
thuật cắt bỏ.
Hiện nay phương pháp
được các bác sĩ và người bệnh tin dùng, hài lòng nhất là kỹ thuật xâm lấn tối
thiểu HCPT bởi vì kỹ thuật này rất an toàn, triệt để và rất ít đau, cũng như
phạm vi tiểu phẫu vô cùng nhỏ, không bị ảnh hưởng đến bất kì chức năng vốn có
nào của hậu môn đặc biệt là người bệnh không cần nằm viện và hoàn toàn có thể
sinh hoạt bình thường sau tiểu phẫu.
Bên cạnh việc điều
trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần tuân thủ các biện pháp
hỗ trợ kết hợp trong việc ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh làm việc
nặng, không mặc đồ bó sát, thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sau mỗi lần đi đại
tiện…để có thể đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn
đọc hiểu rõ bệnh lòi dom là gì. Lòi dom là căn bệnh phổ biến mà tất
cả mọi người đều có thể phòng ngừa được. Do đó, hãy cùng xây dựng lối sống sinh
hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe bản thân. Mọi thắc mắc cần
được giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ đến phòng khám đa khoa Thái
Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc nhấp chuột vào nút “tư vấn
online” dưới đây để được giải đáp trực tuyến.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét