Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Bệnh lòi dom là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị?


Chắc hẳn ai cũng biết bệnh lòi dom là gì bởi đây là căn bệnh khá phổ biến, gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh là gì? Làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả.

Lòi dom là bệnh gì – có nguy hiểm không?


Bệnh lòi dom là tên gọi dân gian của bệnh trĩ, là hiện tượng bị sa một phần hay toàn bộ niêm mạc trực tràng ra ngoài hậu môn.
Hiện tượng sa trực tràng chính là hệ lụy của bệnh trĩ ở giai đoạn muộn, khi các búi trĩ bị sa ra kèm theo hiện tượng viêm nhiễm, sa nghẹt hậu môn. Bệnh sẽ trở nên nặng hơn khi người bệnh cố rặn, nhịn, vận động mạnh.
Lòi dom là gì? Hiểu một cách đơn giản, dom là chỗ sưng đau đớn, khi các búi trĩ hoặc các cấu trúc khu vực hậu môn bị sưng lên. Búi dom có thể có kích thước khác nhau ở bên trong hoặc ngoài hậu môn.
Thông thường, các búi dom bên trong lớn khoảng 2-4cm ở lỗ hậu môn. Búi dom bên ngoài xuất hiện trên các cạnh bên ngoài của hậu môn.
Bệnh lòi dom có thể gặp ở bất kỳ ai, chủ yếu gặp ở những người bị trĩ, bị táo bón kinh niên, những người hay ngồi hoặc đứng quá nhiều và phụ nữ mang thai.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lòi dom là do:
Táo bón
Người bị táo bón lâu ngày thường gặp khó khăn khi đi cầu, họ phải cố gắng hết sức để đẩy phân ra bên ngoài. Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho khu vực trực tràng bị tổn thương, đường máu dễ bị nở to dẫn đến hình thành búi dom.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Việc ăn ít rau, hoa quả tươi, sử dụng nhiều thực phẩm cay nóng, đồ uống có cồn và các chất kích thích... là nguyên nhân gây ra các bệnh về đường ruột, làm cản trở quá trình đại tiện.
Đứng hoặc ngồi quá lâu một chỗ
Nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may… là những người hay gặp phải bệnh lòi dom do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu một chỗ. 
Bệnh lòi dom không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, mà còn khiến bệnh nhân cảm thấy đau đớn, khó chịu và có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nặng nề.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lòi dom

Biểu hiện lòi dom ở giai đoạn đầu: Búi dom bị sa ra ngoài và có thể tự co lại được khi người bệnh đi đại tiện có kèm theo hiện tượng đi ngoài ra máu, máu có khi thành giọt hay phun thành tia. 
Biểu hiện lòi dom ở giai đoạn muộn: Búi dom thường xuyên bị sa ra ngoài, không thể co lên được ngay cả khi có sự tác động của ngoại lực. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác nặng nề, căng tức và đau đớn ở khu vực hậu môn trực tràng khiến họ vô cùng khó chịu và bức bí, nhất là khi phải đi đại tiện, di chuyển và vận động.
Người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, đau rát hậu môn, ngứa ngáy và có cảm giác cộm ở hậu môn, lúc nào cũng có cảm giác muốn đi đại tiện, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt… nguy cơ nhiễm trùng máu và biến chứng thành ung thư rất cao.

Lòi dom có nguy hiểm không?


Theo các chuyên gia, lòi dom là căn bệnh thuộc khu vực hậu môn, khi mới có dấu hiệu chỉ gây cho người bệnh cảm giác khó chịu.
Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm cho các búi dom lớn và sa hẳn ra ngoài hậu môn. Lúc này, các búi dom sẽ gây tắc nghẹt hậu môn, sưng to hơn, gây đau đớn. Từ đó dẫn tới tình trạng viêm nhiễm, nặng hơn là gây nhiễm khuẩn máu

Cách điều trị bệnh lòi dom

Bệnh lòi dom rất dễ bị tái phát do đó việc phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm là điều vô cùng quan trọng. Khi bệnh còn ở giai đoạn sớm thì có thể chữa bằng các thảo dược từ thiên nhiên hoặc dùng thuốc. Tuy nhiên, liều lượng, loại thuốc còn phải  phụ thuộc vào tình trạng bệnh nên việc đến các cơ sở y tế khám bệnh là vô cùng cần thiết.
Ở giai đoạn muộn thì việc áp dụng các phương pháp điều trị như dùng thuốc thường sẽ không mang lại hiệu quả, do đó bệnh lòi dom ở giai đoạn muộn thông thường được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ.
Hiện nay phương pháp được các bác sĩ và người bệnh tin dùng, hài lòng nhất là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT bởi vì kỹ thuật này rất an toàn, triệt để và rất ít đau, cũng như phạm vi tiểu phẫu vô cùng nhỏ, không bị ảnh hưởng đến bất kì chức năng vốn có nào của hậu môn đặc biệt là người bệnh không cần nằm viện và hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường sau tiểu phẫu.
Bên cạnh việc điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh cần tuân thủ các biện pháp hỗ trợ kết hợp trong việc ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước, tránh làm việc nặng, không mặc đồ bó sát, thường xuyên vệ sinh hậu môn sạch sau mỗi lần đi đại tiện…để có thể đạt được kết quả điều trị tốt nhất.

Hi vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc hiểu rõ bệnh lòi dom là gì. Lòi dom là căn bệnh phổ biến mà tất cả mọi người đều có thể phòng ngừa được. Do đó, hãy cùng xây dựng lối sống sinh hoạt lành mạnh để đẩy lùi bệnh tật, bảo vệ sức khỏe bản thân. Mọi thắc mắc cần được giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ  đến phòng khám đa khoa Thái Hà số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội hoặc nhấp chuột vào nút “tư vấn online” dưới đây để được giải đáp trực tuyến.

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Cách nhận biết và phòng tránh, điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà


Bệnh trĩ ngoại hình thành ngoài đường lược vùng hậu môn. Đây là một trong 3 dạng chính của bệnh trĩ. Bệnh hình thành do các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng lên do căng dãn quá mức. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý, cuộc sống của người bệnh. Vậy làm sao đển nhận biết và điều trị bệnh sớm. Nguyên nhân nào gây ra bệnh?

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ngoại tại nhà

Để nhận biết bệnh trĩ, người bệnh dựa vào những dấu hiệu dưới đây:

Đi cầu ra máu

Đi ngoài ra máu là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại, búi trĩ chỉ chảymáu khi đi đại tiện. Dấu hiệu thường là đi tiêu máu đỏ tươi, máu thường ra sau phân và không lẫn với phân. Mức độ ra máu có thể thay đổi, từ thấm chút ít máu ở giấy vệ sinh, máu nhỏ giọt cho đến máu phun thành tia.
Một số trường hợp bệnh nhân trĩ ngoại thiếu máu nặng do chảy máu dẫn đến da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên. Thiếu máu nặng có thể làm bệnh nhân hạn chế gắng sức, nhanh mệt, tụt huyết áp.

Sa búi trĩ ngoại

Sa búi trĩ ngoại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và khả năng lao động của người bị bệnh trĩ, đặc biệt khi búi trĩ sa nhiều. Bệnh nhân không thể đi lại nhiều, không thể làm việc nặng và mất thời gian chờ búi trĩ co lên sau khi đi đại tiện. Bệnh bị trĩ ngoại có thể đau do phù nề, lở loét vì nhiễm khuẩn ở búi trĩ sa.

Đau rát

Bệnh trĩ ngoại gây đau khi đã xảy ra một số biến chứng như tắc mạch, huyết khối, hoặc do co thắt cơ, hoặc có nứt hậu môn kèm trĩ. Khi tắc mạch cấp tính, người bị trĩ ngoại rất đau, không dám ngồi thẳng trên ghế mà chỉ ngồi bằng một bên mông. Nếu tắc mạch lâu ngày có thể cảm nhận được một điểm đau, luôn có cảm giác chói chói, cộm cộm.

Phân loại cấp độ bệnh trĩ ngoại

Cũng tương như như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được phân thành 4 loại cấp độ dựa vào các hiểu hiện nặng nhẹ khác nhau:
Bệnh trĩ ngoại độ 1
Đối với những người bị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 thì búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài ống hậu môn khiến người bệnh có cảm giác cộm hơi khó chịu.
Bệnh trĩ ngoại độ 2
Ở giai đoạn cấp độ 2 búi trĩ đã phát triển kéo dài hơn ở ngoài hậu môn, xuất hiện dấu hiệu chảy máu khi đi đại tiện, cảm thấy ngứa phần hậu môn, nhất là sau khi đại tiện.
Bệnh trĩ ngoại độ 3
Bệnh cấp độ 3 là trong giai đoạn bệnh phát triển nặng và rất dễ phát hiện: đau rát và ngứa hậu môn cảm giác khó chịu. Chảy máu nhiều hơn khi đại tiện, búi trĩ lớn hơn và sa ra ngoài hậu môn khó dùng tay đẩy vào được.
Bệnh trĩ ngoại độ 4
Đây là cấp độ cuối của bệnh trĩ ngoại khi mà búi trĩ của người bệnh bắt đầu viêm nhiễm gây cảm giác đau ngứa và ẩm ướt.

Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ ngoại


Cũng như bệnh trĩ nói chung, bệnh trĩ ngoại do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các nguyên nhân liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây ra bệnh trĩ ngoại:
-Thói quen đứng quá lâu hay ngồi quá nhiều. Việc duy trì các tư thế đứng hay ngồi quá lâu làm gia tăng áp lực lên các tĩnh mạch trĩ gấp 3 lần so với tư thế nằm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
– Do phải rặn nhiều mỗi khi đi đại tiện, làm tăng áp lực hậu môn, gia tăng nguy cơ bị bệnh trĩ ngoại.
– Tăng áp lực trong khoang bụng làm tăng áp lực tĩnh mạch hậu môn. Một số bệnh làm tăng áp lực khoang bụng như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, suy tim.
– Do mắc hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân thường có nhiều cơn đau quặn bụng và mót đại tiện mỗi ngày dẫn đến phải đi đại tiện và rặn nhiều.
– Do có khối u ở khu vực hậu môn trực tràng và tiểu khung. Khối u làm cản trở lưu thông máu hậu môn trực tràng, gây nên bệnh trĩ ngoại.
– Bệnh trĩ ngoại cũng thường xuất hiện ở phụ nữ có thai các tháng cuối, bệnh ung thư trực tràng… do máu bị chèn ép và cản trở lưu thông trong lòng mạch, làm cho các búi trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ.

Điều trị trĩ ngoại tại nhà

Có khá nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả, thường dành cho những người mới bị bệnh trị ngoại, dưới đây là các phương pháp hiệu quả tại nhà:

Khoai lang

Khoai lang có tác dụng tốt trong việc nhuận tràng. Người bệnh trĩ nên ăn thêm khoai lang vào các bữa ăn phụ để hạn chế tình trạng táo bón.

Rau diếp cá chữa bệnh trĩ

Rau diếp cá có tính mát là một loại lá hỗ trợ điều trị trĩ ngoại tại nhà rất hiệu quả.
Bệnh nhân trĩ ngoại có thể xay lá thành nước uống hoặc ăn trực tiếp rau hàng ngày.
Bệnh nhân trĩ ngoại khi thấy ra máu có thể sử dụng lá diếp cá tươi giã lấy nước uống để cầm máu.

Nghệ

Tinh chất curcumin là hoạt chất sinh học có trong nghệ có khả năng chống viêm, nhanh làm lành vết thương. Ngoài ra, việc sử dụng nghệ còn có lợi cho việc tiêu hóa, làm đẹp da, chống lão hóa, tái tạo da…

Trái đu đủ

Trái đu đủ là một loại thực phẩm rất tốt, cần bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng của bệnh nhân trĩ ngoại.

Trái cây và rau xanh

Trái cây và rau xanh là những loại thực phẩm giàu chất xơ và vitamin. Với những bệnh nhân trĩ, chất xơ đống vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và giảm chứng táo bón.
Bổ sung chất xơ hằng ngày là điều quan trọng nhất giúp phòng tránh và điều trị bệnh trĩ.

Phòng tránh bệnh trĩ ngoại

Để phòng ngừa bệnh trĩ ngoại thì chúng ta có thể áp dụng các phương pháp dưới đây không những phòng bệnh trĩ ngoại mà còn tốt cho sức khoẻ của bạn:
  • Tập thể dụng vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa phòng tránh bệnh trĩ ngoại.
  • Hình thành thói quen đại tiện đều đặn theo một khung giờ nhất định mỗi ngày.
  • Uống nhiều nước, tối thiểu nên uống đủ hai lít nước mỗi ngày.
  • Hạn chế các thực phẩm cay, nóng, đồ uống có chất kích thích.
  • Tăng lượng rau xanh, trái cây tươi vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
  • Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để giảm bớt căng thẳng.
Trên đây là một số thông tin về bệnh trĩ mà người bệnh có thể tham khảo để phòng tránh và điều trị bệnh trĩ ngoại ngay tại nhà. Nếu bệnh trĩ ngoại đã ở cấp độ nặng thì người bệnh cần đến nay cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc xin liên hệ 0365 115 116 - 0365 116 117 để được các bác sĩ phòng khám đa khoa thái Hà tư vấn trực tiếp. 

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt là gì? Các kiến thức liên quan

Chắc hẳn những cơn đau bụng kinh mỗi khi tới kỳ nguyệt san đã trở thành nỗi kinh hoàng đối với chị em phụ nữ. Tùy theo cơ địa từng người mà mức độ đau khác nhau, có người đau âm ỉ, có người đau dữ dội, mệt mỏi. Đau bụng kinh không chỉ ảnh hưởng tới sinh hoạt của chị em mà đó còn là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa nguy hiểm, có thể đe dọa sức khỏe sinh sản.

Hiện tượng đau bụng kinh nguyệt

Đau bụng kinh là gì?

Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới. Nhiều phụ nữ bị đau bụng kinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt.

Đối với một số người, cơn đau bụng kinh chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên ở những người khác, cơn đau có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Đau bụng kinh bao gồm hai loại

- Đau bụng kinh nguyên phát: Thường xảy ra ở bạn gái mới bắt đầu có kinh nguyệt, kéo dài khoảng từ 2 đến 3 năm.
- Đau bụng kinh thứ phát: Xảy ra sau giai đoạn đau bụng kinh nguyên phát, thường gây ra nhiều khó chịu cho chị em.

Mức độ đau bụng kinh

- Đau bụng kinh ở mức độ nhẹ: Cảm giác đau âm ỉ vùng bụng dưới kèm theo chứng đầy bụng, căng ngực…
- Mức độ trung bình: Ngoài cảm giác đau bụng, đau thắt lưng, chị em còn có một số triệu chứng đi kèm như buồn nôn, nôn, tay chân bủn rủn, lạnh dần.
- Mức độ nặng: Đau bụng, nôn mửa, tụt huyết áp, choáng thậm chí là ngất xỉu...

Nguyên nhân đau bụng kinh

Cổ tử cung co thắt quá mạnh: Nguyên nhân có thể là do cổ tử cung chít hẹp hoặc lệch vị trị, khiến máu kinh lưu thông chậm. Do đó, nó phải co thắt mạnh thì mới đẩy được máu kinh ra ngoài.

Do tâm lý: trong những ngày này, tâm lý stress, căng thẳng có thể khiến cho sự co bóp tử cung bị áp lực khiến kinh nguyệt khó lưu thông nên dẫn đến chướng bụng và đau bụng âm ỉ, dữ dội.

Do chế độ ăn uống không hợp lý: việc sử dụng các loại thức ăn lạnh như kem, nước đá, hay những loại thức ăn khó tiêu, quá chua hay quá cay đều có thể làm đầy bụng, dẫn đến đau bụng. Ngoài ra việc sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá... trong những ngày kinh nguyệt cũng khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt, gây rong kinh và đau bụng dữ dội.

Do nhiễm lạnh: Trong khoảng thời gian kinh nguyệt đến, nhiệt độ cơ thể người thay đổi lúc nóng, lúc lạnh nếu để cơ thể nhiễm lạnh cũng sẽ khiến hiện tượng đau bụng thêm nặng nề hơn.

Do một số loại bệnh viêm nhiễm phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm tắc ống dẫn trứng, viêm tử cung – buồng trứng... cũng có thể là nguyên nhân dau bung kinh nguyet.

Đau bụng kinh có ảnh hưởng gì

Đau bụng kinh ở độ tuổi dậy thì hay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh thì cũng không cần lo lắng bởi tình trạng này chỉ là do nội tiết tố chưa ổn định, khi ổn định là tình trạng này sẽ hết.

Tuy nhiên, nếu những cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội và kéo dài, thậm chí kèm theo một số triệu chứng bất thường khác thì chị em cần chú ý bởi lúc này tình trạng đau bụng kinh có thể trực tiếp gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống cũng như có thể biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe của chị em phụ nữ.

Đau bụng kinh kéo dài cũng có thể gây ra các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, u xơ ở eo tử cung, viêm dính tử cung... Nếu không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh – hiếm muộn.

Làm sao để giảm đau bụng kinh?

  • Uống nước gừng: Khi bị đau bụng kinh, bạn có thể thái gừng thành các lát mỏng hòa cùng nước ấm để uống.
  • Nhai lá trầu với một vài hạt muối tinh thể cũng có ích trong giảm khi bị bệnh đau bụng có kinh
  • Nước chanh leo: Các chị em có thể pha 2 gam chanh leo với một cốc nước nóng để nguội và uống.
  • Xoa dầu nóng giúp sưởi ấm vùng bụng máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng kinh.
  • Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng kinh.
Tốt nhất, chị em khi thấy tình trạng đau bụng kinh dữ dội, kéo dài kèm theo những dấu hiệu bất thường thì cần đi khám sớm để kiểm tra, chẩn đoán cũng như tìm hướng điều trị kịp thời, phù hợp.
>> Kinh nguyệt không đều là gì?

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Vùng kín có mùi hôi đang ngầm cảnh báo sức khỏe gặp vấn đề


Vùng kín có mùi hôi là hiện tượng phổ biến ở nữ giới, không ngoại trừ những chị em chăm chút vệ sinh vùng kín sạch sẽ. Bởi vùng kín có mùi hôi do nhiều nguyên nhân gây ra, đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe hiện tại của chị em đang gặp vấn đề.

Khí hư có mùi hôi do đâu?

Khí hư có mùi hôi

Nữ giới khi tới tuổi dậy thì sẽ xuất hiện dịch tiết âm đạo. Thông thường, khí hư có mùi trắng trong, hơi nhầy, không mùi hoặc có mùi tanh nhẹ.
Dịch tiết âm đạo có vai trò bôi trơn, giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, gây ra tình trạng viêm nhiễm.

- Khí hư có mùi hôi do viêm nhiễm nấm: Nếu như nấm ở âm đạo phát triển quá nhiều sẽ gây ra chứng viêm nhiễm nấm, triệu chứng dễ nhận biết là khí hư có mùi hôi, ra nhiều, dịch có màu trắng và đặc.

- Không thay băng vệ sinh thường xuyên: Khi để băng vệ sinh quá lâu ở khu vực nhạy cảm sẽ làm cho dịch tăng thêm gây ra tình trạng khí hư ra nhiều có mùi hôi, khó chịu.

- Do virus, vi khuẩn HPV: Khi bị nhiễm loại vi khuẩn này, cổ tử cung có thể tiết ra khí hư có mùi hôi, kèm theo các triệu chứng như chảy máu âm đạo khi quan hệ, đau vùng chậu …

- Do nhiễm ký sinh trùng: Vùng kín bị nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra hiện tượng khí hư có mùi ra nhiều kèm các biến đổi về màu sắc…

Khí hư có các biểu hiện bất thường về màu, mùi, số lượng có thể cảnh báo một số bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, có thể gây vô sinh vĩnh viễn do bị viêm tắc vòi trứng.

Mẹo chữa vùng kín có mùi hôi hiệu quả

  • Dùng băng vệ sinh hàng ngày và thay thường xuyên
  • Tránh thụt rửa âm đạo 
  • Chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi có thể hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc
  • Nếu bị viêm nhiễm âm đạo, tránh mặc quần lót chật vì sẽ khiến "cô bé" bị bí, làm tăng tiết dịch âm đạo gây mùi khó chịu. Nên mặc quần chất liệu cotton là tốt nhất.
  • Sau thời gian điều trị vẫn không thấy bệnh tiến triển tốt, nên đi khám để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung hay ung thư âm đạo, viêm nhiễm vùng xương chậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
  • Với phụ nữ sau khi quan hệ nên đi tiểu. Việc tiểu tiện sau khi quan hệ giúp thải loại và đẩy lùi các vi khuẩn có hại ra ngoài.
  • Trong thời kỳ mang thai, hậu sản, chị em vệ sinh vùng kín theo hướng dẫn của bác sĩ, lựa chọn dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng, có thành phần thiên nhiên để đảm bảo an toàn, tránh nguy cơ kích ứng da.
  • Đi khám phụ khoa để điều trị mùi hôi vùng kín: Nếu vùng kín có mùi hôi đi kèm với các biểu hiện như ngứa rát, ra khí hư bất thường, bạn cần đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị hôi vùng kín. 

Khử mùi hôi vùng kín với mẹo tự nhiên

Khử mùi vùng kín với nước lá trầu không

Rửa sạch lá trầu không, đun trực tiếp lá trầu không với nước cùng một chút muối. Để bớt nóng và sử dụng để rửa trực tiếp âm đạo.

Khi rửa âm đạo bằng lá trầu không xong, bạn có thể dùng khăn mềm để lau khô vùng âm đạo.

Khử mùi hôi vùng kín với lá trà xanh

Lá trà xanh được biết tới với công dụng sát khuẩn, khử mùi hôi và khắc phục tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Tống cổ mùi hôi vùng kín với nước lá húng quế

Tinh dầu húng quế nổi tiếng là liều thuốc tự nhiên trị đau ngứa và hôi do viêm nhiễm vùng kín gây nên. Bạn có thể lấy 1 nắm lá húng quế đem rửa sạch, cho vào nồi đun cùng chút nước. Để bớt nóng có thể lấy nước này rửa vùng kín.

Nước ngải cứu

Cùng với các biện pháp tự nhiên khác, ngải cứu cũng là một trong những bài thuốc dân gian được ứng dụng nhiều nhất. Đây là một loại thảo dược giúp chữa viêm âm đạo cực hay và có thể trị dứt điểm mùi hôi nơi vùng kín.

Bạn có thể sử dụng một nắm ngải cứu sạch. Sau đó, rửa sạch chúng và cho nước vào đun sôi. Để nước ngải cứu nguội để lấy nước này rửa vùng kín hàng ngày.

Lời khuyên: Chỉ nên áp dụng các cách trên khi thấy vùng kín có mùi hôi khó chịu. Không nên áp dụng lâu dài, ngày chỉ nên rửa 1-2 lần và làm liên tục trong 5 ngày. Nếu không đỡ bạn phải tới các phòng khám chuyên khoa để thăm khám.

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ là gì?

Bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ là thủ phạm gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe sinh sản và đời sống sinh hoạt hàng ngày của phái nữ nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Đây là căn bệnh phụ khoa phổ biến mà nữ giới rất hay gặp. Do đó,chị em  phụ nữ nên tìm hiểu các kiến thức về benh viem am dao để có biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp.

Bệnh viêm âm đạo là gì?


Bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ

Bệnh viêm âm đạo ở phụ nữ là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại khu vực âm đạo, bao gồm niêm mạc và tổ chức các mô liên kết dưới niêm mạc của âm đạo. Đây là bệnh phụ khoa thường gặp nhất, tỷ lệ phụ nữ bị viêm âm đạo tương đối cao.

Người ta chia bệnh viem nhiem am dao ở phụ nữ thành 3 dạng như sau:

– Viêm âm đạo do nhiễm khuẩn: Âm đạo của nữ giới luôn tồn tại song song lợi khuẩn và hại khuẩn nhằm duy trì sự cân bằng của môi trường âm đạo. Khi có những yếu tố bên ngoài tác động làm cho lợi khuẩn suy yếu thì hại khuẩn sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm âm đạo.

– Viêm âm đạo do kí sinh trùng đơn bào Trichomonas vaginalis: Loại kí sinh trùng này chủ yếu lây nhiễm do hoạt động tình dục. Ngoài ra, bệnh nhân còn dễ bị lây nhiễm kí sinh trùng Trichomonas vaginalis sang đường niệu đạo của nữ giới gây nhiễm trùng đường tiểu.

– Viêm âm đạo do nấm candida albicans: Loại nấm này rất phổ biến gây ra bệnh viêm âm đạo ở nữ giới.

Nguyên nhân dẫn đến viêm âm đạo 

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ

Việc vệ sinh bộ phận sinh dục không sạch sẽ; vệ sinh không đúng cách sẽ tạo cơ hội cho các loại các loại vi khuẩn có hại phát triển dẫn đến viêm âm đạo.

Viêm âm đạo do tác dụng của thuốc

Việc tự ý sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh; thuốc đặt âm đạo có thể dẫn đến việc cơ thể bị nhờn thuốc hoặc tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong môi trường âm đạo. Từ đó, khiến cho chứng viêm âm đạo có cơ hội lây lan và phát triển.

Quan hệ tình dục không an toàn

Đặc biệt là việc quan hệ với nhiều đối tác tình dục; những người bị mắc viêm nhiễm; bệnh xã hội mà không sử dụng các biện pháp an toàn dễ khiến chị em bị viêm âm đạo. Nguy hiểm hơn khi chị em có những hành động quan hệ tình dục mạnh bạo; quan hệ tình dục quá nhiều dẫn đến tổn thương âm đạo.

Lạm dụng thuốc tránh thai

Trong thuốc tránh thai hàng ngày và đặc biệt là thuốc khẩn cấp có chứa estrogen. Nó sẽ phát huy hoạt động của vi khuẩn; nấm; tạp khuẩn khiến chúng tiên sâu vào âm đạo và gây ra tình trạng viêm. Do đó, chị em không nên tự ý sử dụng và lạm dụng thuốc tránh thai.

Ngoài ra, những nguyên nhân gây bệnh viêm âm đạo thường gặp khác như thói quen mặc đồ chật, đồ lót có chất liệu không thấm hút mồ hôi, lau vùng kín từ hậu môn về âm đạo, ngâm vùng kín trong bồn nước, thụt rửa âm đạo, nữ giới thường xuyên nhịn tiểu hoặc uống ít nước…

Phòng tránh viêm âm đạo bằng cách nào?

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong kì kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ tình dục, thai nghén, hậu sản.
  • Tránh mặc quần lót ẩm ướt hoặc quá chật.
  • Không nên thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng nước sạch để vệ sinh phòng sinh dục, tắm rửa, tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn.
  • Không dùng dung dịch tẩy rửa mạnh hay xà bông để vệ sinh âm đạo.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể thấy nguyên nhân viêm âm đạo có thể đến từ những thói quen sinh hoạt thường ngày của chị em. Hy vọng với những thông tin này, chị em sẽ có cách phòng ngừa viêm âm đạo hiệu quả cho mình.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các kiến thức phụ khoa tại: http://phukhoahanoi.com.vn/