Thứ Ba, 16 tháng 10, 2018

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Điều thì thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?


 Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Bệnh trĩ là căn bệnh gây ra quá nhiều phiền toái mà không ai muốn mắc phải. Tuy nhiên, cuộc sống càng phát triển thì nguy cơ mắc bệnh trĩ càng cao do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý. Khi mắc bệnh, mọi người thường lo lắng về tác hại của bệnh cũng như tự hỏi rằng bệnh trĩ có nguy hiểm không? Chữa như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Để trả lời cho câu hỏi trên, cùng thao khảo qua bài viết này của phòng khám Thái Hà.

Bệnh trĩ có nguy hiểm không? Những tác hại của bệnh trĩ là gì?

Cho dù bạn mắc bệnh trĩ nội hay trĩ ngoài đều có sự ảnh hưởng rất lớn nếu bạn chủ quan không đi thăm khám mà quyết định sống chung với căn bệnh khó chịu này. Những sự nguy hiểm tiềm ẩn sẽ dần dần xuất hiện, cụ thể như:

Bệnh trĩ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt

- Gây rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ khiến nhiều người luôn trong trạng thái lo lắng, hệ thần kinh căng thẳng, đau nhức vùng lưng dưới, dễ ngất xỉu, suy giảm trí nhớ… khiến cho cuộc sống của họ bị đảo lộn, đặc biệt là đối với nữ giới.
- Ảnh hưởng đến sinh lý: Bệnh luôn khiến nhiều người cảm thấy đau đớn và khó chịu, đặc biệt là khi quan hệ tình dục luôn cảm thấy tự ti, e ngại, làm giảm khoái cảm. Không những vậy, khi quan hệ tình dục, những áp lực lên hậu môn tăng cao có thể khiến cho bệnh phát triển nặng hơn.

Bệnh trĩ gây nguy hiểm đến sức khỏe

Bệnh trĩ nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các nguy hiểm cho người bệnh như:
- Nghẹt búi trĩ: Nếu không được điều trị kịp thời, có khả năng cao sẽ khiến cho các cơ vòng hậu môn bị nghẹt lại do áp lực tĩnh mạch trong trực tràng gây ra. Máu không thể lưu thông gây nghẹt búi trĩ, gây ra những cơn đau vô cùng khó chịu, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm nhiễm hậu môn, apxe hậu môn…
- Hoại tử dẫn đến viêm nhiễm: Rất nhiều bệnh nhân phải đối mặt với tình trạng nghẹt búi trĩ. Búi trĩ không thu vào bên trong được nên để lâu sẽ dẫn đến hoại tử, nguy hiểm hơn có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm trùng máu.
- Bệnh ung thư trực tràng: Nhiều người bệnh chủ quan về vấn đề bệnh trĩ của mình, khiến cho tình trạng viêm nhiễm ngày càng lan rộng, nhiễm trùng nặng, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng thành ung thư trực tràng.
- Dẫn tới thiếu máu: Thường kèm theo các triệu chứng đại tiện ra máu, lượng máu tiết ra ngày càng nhiều khi bệnh phát triển. Tình trạng này kéo dài dẫn tới thiếu máu, hay thậm chí dẫn đến viêm nhiễm gây nhiễm trùng máu, làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh.
- Đặc biệt nguy hiểm đến nữ giới: Do kết cấu cơ thể của nữ giới, hậu môn và âm hộ nằm khá gần nhau. Khi mắc bệnh trĩ, các vi khuẩn tích tụ lại hậu môn có thể dễ dàng xâm nhập vào âm hộ và gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Điều đáng lo ngại hơn, nữ giới là đối tượng dễ mắc bệnh trĩ hơn đặc biệt là trong thời kỳ mang thai và sinh nở, vì thế chị em phải hết sức lưu ý.

Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả

Bệnh trĩ thường chia thành 4 giai đoạn với mức độ nặng nhẹ khác nhau, khi bệnh trĩ ở mức độ 1 và 2 thì là trĩ cấp độ nhẹ nhưng khi bệnh qua mức độ 3 và 4 thì bệnh đã ở mức độ nặng. Căn cứ này giúp chúng ta dễ dàng hơn cho việc lựa chọn các phương án điều trị bệnh.

Bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ

Ở giai đoạn này các biểu hiện bệnh còn khá đơn giản và rất khó phát hiện. Lúc này người bệnh hay có triệu chứng đi đại tiện ra máu, búi trĩ xuất hiện, lòi ra khỏi hậu môn nhưng tự thu vào được. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn này thì việc điều trị bệnh sẽ không gặp quá nhiều khó khăn. Chúng ta có thể áp dụng các bài thuốc dân gian là có thể trị được bệnh.

Dùng biện pháp dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian là một trong những cách chữa bệnh trĩ rất đơn giản mà chúng ta không nên bỏ qua. Do sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, dùng trong thời gian dài cũng không sợ biến chứng. Bạn có thể kiểm chứng qua việc áp dụng những cách như sau:
Dùng phương pháp dân gian chữa bệnh trĩ:

Dùng thuốc

Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Có rất nhiều dạng thuốc chữa trĩ đang được sử dụng: thuốc bôi, thuốc uống và thuốc đặt... Ngoài ra có thể sử dụng thuốc đông y để điều trị bệnh trĩ nhẹ.

Bệnh trĩ ở giai đoạn nặng

Khi bệnh không được điều trị sớm hoặc điều trị không đúng cách thì sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng hơn. Các biểu hiện thể hiện rõ hơn và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân nhiều hơn. Lúc này chúng ta không thể áp dụng các biện pháp đơn giản như thuốc được nữa mà phải cần phải áp dụng các biện pháp triệt để hơn.

Phẫu thuật

Khi dùng các biện pháp dân gian và thuốc mà bệnh vẫn không khỏi, trĩ phát triển làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như sinh hoạt của bệnh nhân thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Với sự phát triển của y học thì hiện nay có rất nhiều phương pháp hữu hiệu. Đại diện là những phương pháp sau:
Phương pháp Longo
Quy tắc của phương pháp này là dùng máy khâu vòng để tiến hành cắt khoang niêm mạc. Điều này làm cho máu lưu thông đến các búi trĩ giảm, dần dần làm búi trĩ teo lại. Sau đó được khâu treo ở niêm mạc hậu môn và trở thành tấm đệm hậu môn.
Phương pháp HCPT
Đây là một trong những phương pháp khá hiện đại đang được áp dụng hiện nay. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành dùng sóng cao tần để tác động làm đông các tế bào và tạo thành các nút thắt mạch máu. Cuối cùng là tiến hành dùng dao điện để cắt búi trĩ ngay trong ống hậu môn.
Phương pháp PPH
Phương pháp này dùng máy kẹp PPH để kéo búi trĩ ra khỏi đường lược và cắt triệt để các mạch búi trĩ, loại bỏ phần niêm mạc bị sa phía trên đường lược. Cuối cùng là kéo khâu niêm mạc để tạo hình lại hậu môn phía bên ngoài.
Có thể bạn quan tâm:
Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp PPH và HCPT.

Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ

Khi điều trị bệnh thì bạn cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống, sinh hoạt thật khoa học.
  • Hạn chế tình trạng ngồi nhiều đứng lâu dễ gây cản trở lưu thông máu. Nếu do công việc thì nên tập thói quan cứ từ 1-2 tiếng vận động, thư giãn khoảng 3 đến 5 phút.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi có thể làm cho tình trạng bệnh ngày một trầm trọng.
  •  Xây dựng một chế độ ăn uống thật khoa học, trong bữa ăn nên có nhiều rau xanh và trái cây tươi để bổ sung chất xơ, vitamin cùng các khoáng chất giúp hạn chế táo bón, tăng sức đề kháng. Đồng thời nên hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn... không có lợi cho việc điều trị bệnh.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao để tăng cường hoạt động của nhu động ruột, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Đồng thời tăng sức đề kháng giúp cho việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn. 

Những thông tin trên đã phần nào giải đáp thắc mắc về bệnh trĩ có nguy hiểm không và cách chữa sao cho hiệu quả. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét