Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Hiện tượng khí hư làm khô quần lót có sao không?

Nữ giới khi gặp phải tình trạng khí hư làm khô cứng quần lót thường lo lắng, không hiểu rõ vì sao mình lại gặp phải tình trạng đó, liệu hiện tượng này có gây nguy hiểm gì cho vùng kín hay không? 

Khí hư là một loại dịch tiết xuất hiện ở vùng kín tại thời điểm dậy thì, khí hư có tác dụng giữ ẩm vùng kín giúp bảo vệ và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập, giúp cho việc quan hệ tình dục trở lên dễ dàng hơn.

Khí hư ở một người khỏe mạnh bình thường sẽ có màu trắng trong, hơi dai, có thể kéo sợi và không có mùi hôi. Trường hợp của bạn khí hư ra nhiều, có mùi hôi và bị khô cứng ở quần lót là dấu hiệu cảnh báo khí hư bất thường.

Khí hư nhiều làm khô quần lót có sao không?


Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do vấn đề vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, thụt rửa âm đạo thường xuyên,… tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi phát triển.

Ngoài ra chị em lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai khẩn cấp cũng khiến lượng nội tiết tố bị thay đổi làm khí hư khô như bột, khí hư làm khô cứng quần lót, đáy quần lót bị vàng.

Khí hư nếu tiết ra nhiều với số lượng lớn và có màu đỏ hoặc nâu đỏ, có thể lẫn các sợi máu, kèm theo mùi hôi khó chịu, là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư cổ tử cung hoặc ung thư nội mạc tử cung.
  • Khí hư màu vàng, xanh, tiết ra số lượng nhiều, trong nhìn như mủ, kèm theo mùi khó chịu, là một dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ đang mắc bệnh viêm âm đạo do lậu cầu khuẩn.
  • Khí hư màu trắng đục hoặc vàng nhạt, có kèm theo mùi tanh và tiết ra với lượng khá nhiều, là một dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bạn đã mắc bệnh viêm âm đạo do Vaginosis.
  • Khí hư màu trắng đục, mùi chua, bám thành từng mảng, ngứa ngáy vùng kín, mùi hôi khó chịu ở vùng kín là dấu hiệu của viêm âm đạo do nấm.
Khí hư khô cứng quần lót, có mùi hôi khó chịu có thể là triệu chứng của viêm âm đạo do nấm. Tình trạng này nếu kéo dài quá lâu và không điều trị thì nguy cơ chị em mắc phải các biến chứng nguy hiểm về chức năng sinh sản cũng như đe dọa tính mạng là rất cao.

Để bảo vệ sức khỏe phụ khoa tốt nhất chị em nên tham khảo một số cách khắc phục tình trạng trên như sau:
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước lá chè xanh, lá trầu không theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên kiêng quan hệ tình dục khi bị viêm âm đạo, bạn nên điều trị khỏi dứt điểm rồi mới quan hệ bởi việc quan hệ tình dục sẽ làm bệnh nặng hơn.
  • Điều trị triệt để cả bạn tình để tránh lây nhiễm chéo bệnh.
  • Nên mặc quần lót rộng rãi thoáng mát thấm hút tốt mồ hôi. Sau khi dùng nên giặt ngay, tránh giặt chung với quần áo người khác để tránh tình trạng khí hư khô cứng bị lây nhiễm.
  • Khám phụ khoa định kỳ để sớm phát hiện bệnh nếu có
>>> Tham khảo:

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Đau bụng kinh nên ăn gì và kiêng gì?

Chị em phụ nữ hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng đau bụng kinh thông qua chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đau bụng kinh nên ăn gì cũng như nên kiêng gì để giúp cải thiện tình trạng này.

Đau bụng kinh nên ăn gì?


1. Sữa chua

Canxi có tác dụng giảm sự co bóp của tử cung , chị em ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày, tương đương với khoảng 120-240 gam canxi, sẽ giảm được 30% các cơn đau bụng kinh.

2. Đu đủ

Trong đu đủ có chứa nhiều chất sắt, caroten, canxi, vitamin A và C, những chất này có tác dụng làm giảm các cơn đau thắt trong kỳ nguyệt san. Do vậy, hãy ăn đu đủ vài ngày trước kì kinh hoặc ngay trong ngày đèn đỏ để giảm đau.

3. Gừng

Tính cay nồng của gừng có tác dụng như một chất chống các cơn co thắt. Cho vài lát gừng vào nước đun sôi 4-5 phút, rót thêm mật ong và vắt một ít nước chanh, uống một tách trà này 2-3 lần trong kì kinh sẽ giúp chị em đẩy lùi được các cơn đau bụng kinh nhanh chóng.

4. Húng quế

Với hứng quế, chị em hoàn toàn có thể đẩy lùi các cơn đau bụng kinh mà không lo tác dụng phụ. Trước tiên, bạn đun sôi nước và cho lá húng quế vào nấu cùng, bạn nên để nước nguội rồi uống để điều kinh và giảm bớt các cơn co thắt vùng bụng.

5. Dứa

Trong dứa chứa hoạt chất bromelain có khả năng giảm cơn đau bụng đồng thời có tác dụng chống viêm, thúc đẩy tiêu hóa tốt và ngăn ngừa các tế bào ung thư.
Chị em có thể ăn dứa mỗi khi tới kỳ kinh, hay chế biến dứa thành nhiều món ăn, thức uống hàng ngày như: Nước ép dứa cùng táo, ép dứa với cam và cà rốt, dứa xào, dứa nộm…
>>> Tham khảo:

Đau bụng kinh kiêng ăn gì?

1. Các món chua, cay

Khi bị đau bụng kinh, chị em tuyệt đối kiêng những thức ăn cay nóng vì chúng có thể kích thích gây ra các cơn đau bụng cũng như hiện tượng rong kinh kéo dài. Bên cạnh đó, chị em cung nên tránh những đồ ăn chua,  chúng sẽ kích thích dạ dày và tử cung co bóp, làm tăng cơn đau bụng kinh và làm tăng lượng máu kinh.

2. Không sử dụng các đồ ăn, thức uống chứa caffein

Caffein sẽ làm tăng nồng độ axit trong máu khiến bạn có cảm giác bị đầy hơi. Chính vì vậy, khi có kinh nguyệt bạn nên tránh các loại thực phẩm chứa caffein như rượu, bia, cà phê, thuốc lá, nước có gas, nước tăng lực...

3. Các món ăn nhiều dầu mỡ và muối

Muối có thể gây ra tình trạng giữ nước và làm chướng bụng, khó chịu. Còn dầu mỡ thì sẽ khiến bạn bị sạm da, nổi mụn vì cơ thể không thể bài tiết lượng mỡ ra ngoài giống như bình thường trong những ngày kinh nguyệt.

Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế các món lạnh như hải sản, măng chua, hoa quả lạnh… vì sẽ khiến máu lưu thông không tốt và dẫn tới các cơn đau bụng kinh càng dữ dội hơn.

Trên đây là những chia sẻ về các loại thực phẩm không nên ăn khi bị đau bụng kinh. Bên cạnh đó, trong những ngày có kinh nguyệt nữ giới cũng cần tăng cường vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thay băng thường xuyên để tránh nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
>>> Bài viết tham khảo: